Đá gà trực tiếp | Chọi gà trực tiếp



Bệnh hẹp môn vị - nguyên nhân - cách xử trí

Hẹp môn vị là hiện tượng thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày không xuống ruột được hoặc xuống rất hạn chế. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân lành tính nhưng cũng có những ác tính, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Hẹp môn vị do nguyên nhân nào?

Dạ dày của người bình thường gồm tâm vị, bờ cong nhỏ, bờ cong lớn, hạng vị, môn vị. Môn vị nằm ở cuối dạ dày chỗ tiếp nối với hành tá tràng. Môn vị đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn và môn vị cũng liên quan mật thiết với các bộ phận khác của dạ dày. Vì vậy mỗi khi một bộ phận nào đó của dạ dày bị tổn thương (viêm, loét, ung thư) đều có ảnh hưởng đến môn vị, và ngược lại, khi môn vị không bình thường đều có ảnh hưởng đến các bộ phận khác của dạ dày và hành tá tràng.

Nguyên nhân gây hẹp môn vị hay gặp là do bệnh ở dạ dày hoặc tá tràng, hoặc cả hai. Hẹp môn vị có thể xảy ra cấp tính nhưng cũng có thể xảy ra trong một thời gian dài. Một số trường hợp do dạ dày hoặc tá tràng bị viêm cấp kéo theo làm hẹp môn vị nhưng qua đợt cấp của viêm dạ dày - tá tràng thì môn vị trở về trạng thái ban đầu, ví dụ như viêm dạ dày cấp do rượu, do ngộ độc thực phẩm.

d4cuntitled2_67618

Khối u càng lớn thì sự chít hẹp môn vị càng nhiều và tỉ lệ ung thư vùng hang vị, môn vị dạ dày chiếm khá cao, có khi lên tới 60% các trường hợp ung thư khác của dạ dày (bờ cong nhỏ, tâm vị,...). Ngoài ra người ta cũng có thể gặp hẹp môn vị trong trường hợp polýp môn vị, sẹo môn vị do bỏng hoặc hẹp môn vị bẩm sinh (biểu hiện hẹp môn vị ngay sau khi trẻ sinh ra) hoặc hẹp môn vị do nguyên nhân ngoài dạ dày, ví dụ như u đầu tuỵ hoặc ung thư đầu tuỵ chèn ép vào môn vị.Một số trường hợp do viêm, loét tá tràng, đặc biệt là loét dạ dày - tá tràng, hoặc loét bờ cong nhỏ gần môn vị đã lâu ngày làm cho tổ chức của tá tràng bị xơ hoá, co kéo gây chít hẹp môn vị (loét hành tá tràng xơ chai). Bên cạnh những nguyên nhân gây hẹp môn vị lành tính thì có không ít nguyên nhân gây hẹp môn vị ác tính như nguyên nhân do ung thư hang vị hoặc ung thư môn vị. Chính các khối u này làm chít hẹp lòng của môn vị kèm theo sự viêm nhiễm làm cho lòng của môn vị bị hẹp lại thức ăn và dịch vị rất khó đi qua hoặc không thể đi qua để xuống ruột.

Hẹp môn vị gây nên dấu hiệu nào về sức khỏe?

Hẹp môn vị ở giai đoạn đầu thường có đầy hơi, trướng bụng, đau thượng vị nhất là sau khi ăn và nôn ra thức ăn vừa mới ăn. Dần dần bệnh tiến triển nặng lên, đau thượng vị nhiều hơn, có khi đau lâm râm nhưng có khi đau dữ dội do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn. Người bệnh khi nằm và thay đổi tư thế có thể nghe tiếng róc rách trong bụng, nếu người bệnh nằm ngửa sẽ thấy bụng lép kẹp (bụng lõm lòng thuyền). Người thường gầy, xanh xao, mệt mỏi, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn.

Nhiều trường hợp hẹp môn vị đã lâu ngày thường nôn ra thức ăn của ngày hôm trước hoặc bữa ăn trước kèm theo nhiều dịch vị có mùi nồng nặc, khó ngửi. Nếu người bệnh nôn được hoặc dùng động tác cơ học (móc họng) để nôn thì cảm thấy rất dễ chịu. Nếu nôn nhiều sẽ gây hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.

Hẹp môn vị làm dạ dày giãn to, thức ăn tồn đọng nhiều trong dạ dày và có hình ảnh “tuyết rơi”
 Hẹp môn vị làm dạ dày giãn to, thức ăn tồn đọng nhiều trong dạ dày và có hình ảnh “tuyết rơi”

Ngày nay để xác định bệnh của dạ dày thì ngoài khám lâm sàng, chụp Xquang có thuốc cản quang (thuốc barít) thì nội soi dạ dày (gây mê hoặc không gây mê) đang là một bước tiến mới trong chẩn đoán bệnh của dạ dày. Chụp dạ dày sẽ được thể hiện tình trạng của dạ dày, môn vị và tá tràng. Khi hẹp môn vị thường dạ dày giãn to, sa dạ dày, thức ăn còn tồn đọng nhiều trong dạ dày và sẽ có hình ảnh “tuyết rơi”.

HẸP MÔN VỊ

 

 

1. ĐẠI CƯƠNG

- Hẹp môn vị là hội chứng với biểu hiện chung là tình trạng lưu thông thức ăn, dịch dạ dày xuống tá tràng bị cản trở hoặc đình trệ hoàn toàn; hậu quả dẫn đến dạ dày bị dãn to, dịch và thức ăn ứ đọng ở dạ dày sau 6 giờ vẫn chưa lưu thông hết. Hẹp môn vị do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là ung th­ư hang -  môn vị dạ dày, thứ hai là loét xơ chai biến dạng hành tá tràng, các nguyên nhân khác ít gặp.

- Hội chứng hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, toàn thân suy kiệt do lưu thông dạ dày -  ruột bị đình trệ. Điều trị chủ yếu bằng ngoại khoa, phải coi đây là một phẫu thuật cấp cứu có trì hoãn (trước khi phẫu thuật phải bồi phụ nước, điện giải, nâng cao thể trạng bằng truyền máu, đạm… nhất là những trường hợp hẹp nặng).

2. NGUYÊN NHÂN

2.1. Bệnh dạ dày - tá tràng

2.1.1. Loét tá tràng

Trước đây, loét tá tràng là nguyên nhân hay gặp (5 - 15%), do ổ loét to, xơ chai gây biến dạng và chít hẹp. Hiện nay, do những hiểu biết mới về cơ chế bệnh sinh và quan điểm điều trị bệnh loét nên hẹp môn vị do loét giảm đáng kể (2 - 5%).

2.1.2. Ung th­­ư hang - môn vị dạ dày

Tỷ lệ ung thư­­ vùng hang - môn vị hay gặp trong ung thư­­ dạ dày, từ 20 - 60%. Khối u sùi cùng thành dạ dày bị thâm nhiễm làm hẹp lòng hang - môn vị, tình trạng hẹp diễn ra tăng dần theo sự phát triển của khối ung thư.

2.2. Các nguyên nhân khác

2.2.1. Ở dạ dày

- U lành tính vùng môn vị, thường là polyp môn vị, hang vị tụt xuống gây bịt môn vị.

- Sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị.

- Teo cơ hang vị.

- Hẹp phì đại môn vị.

- Hạch trong bệnh Hodgkin.

- Sẹo bỏng dạ dày do uống phải acid, kiềm.

 

2.2.2. Ngoài dạ dày

- Tổ chức tụy vòng lạc chỗ vùng môn vị.

- U tụy xâm lấn môn vị, tá tràng.

- Viêm dính quanh tá tràng do viêm túi mật, sau phẫu thuật cắt túi mật...

3. SINH LÝ BỆNH

Hẹp môn vị có thể hẹp cơ năng do viêm nhiễm, phù nề, co thắt (khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa tốt); hoặc hẹp thực thể do ung thư­­, ổ loét tá tràng to, xơ chai (thường phải điều trị ngoại khoa). Trường hợp điển hình, hẹp môn vị diễn biến theo hai giai đoạn:

3.1. Giai đoạn tăng trương lực

Dạ dày tăng trương lực, tăng co bóp khi bị cản trở lưu thông. Trên lâm sàng bệnh nhân xuất hiện khó tiêu, nôn sớm sau ăn. Khi bệnh nhân nhịn ăn, dùng kháng sinh, bù dịch, điện giải... các hiện tượng viêm nhiễm, phù nề giảm dần.

3.2. Giai đoạn mất trương lực

Khi hẹp môn vị lâu, không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả dạ dày bị dãn to chứa nhiều dịch và thức ăn ứ đọng, nôn xuất hiện sau ăn nhiều giờ, dẫn tới tình trạng mất nước, điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan do giảm Cl- nhiều hơn K+ trong máu, tăng dự trữ kiềm trong máu và tăng bài tiết K+ trong nước tiểu.

Khi hẹp môn vị, bệnh nhân không ăn uống được kết hợp với nôn nhiều dẫn tới mất nước, làm giảm khối lượng lưu thông tuần hoàn trong máu dẫn tới tình trạng suy thận, tăng urê máu.

Nôn và không ăn uống được kéo dài dẫn tới thể trạng gầy sút, rối loạn dinh dưỡng, thiếu máu và giảm albumin trong máu.

4. TRIỆU CHỨNG

4.1. Giai đoạn đầu

4.1.1. Lâm sàng

- Đau bụng: thường đau sau bữa ăn, đau vùng thượng vị, tính chất đau không có gì đặc biệt, đau giảm đi sau khi nôn.

- Nôn: xuất hiện sớm sau khi ăn, có khi nôn ra thức ăn của bữa ăn trước cùng  dịch dạ dày màu xanh đen.

- Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu.

- Toàn thân chưa biến đổi, chưa có tình trạng mất nước và rối loạn điện giải.

- Hút dịch dạ dày vào buổi sáng sớm khi chưa ăn thấy: hiện tượng tăng tiết > 100 ml/2h (bình thường 40 - 60 ml/2h), có thể thấy cặn thức ăn bữa trước cùng dịch dạ dày ứ đọng.

4.1.2. X quang

Chụp dạ dày có uống baryte­: dịch đọng lẫn baryte trong dạ dày nhiều. Dạ dày co bóp nhiều và mạnh, nhất là vùng hang vị, ứ đọng nhẹ, thuốc vẫn qua môn vị được và môn vị vẫn mở do những co bóp cố gắng của dạ dày. Hiện tượng tăng sóng nhu động xuất hiện từng đợt, xen kẽ là hình ảnh dạ dày dãn.

4.1.3. Nội soi

Giai đoạn đầu thường thấy dạ dày ứ đọng nhẹ, môn vị phù nề, lỗ môn vị co thắt, đặt ống soi hơi khó như­ng vẫn qua được. Hình ảnh ổ loét tiến triển với bờ gồ cao, đáy ổ loét khoét sâu, các lớp niêm mạc nề đỏ. Nếu ung th­ư thì thấy khối u sùi nhỏ cản trở lưu thông dạ dày.

4.2. Giai đoạn tiến triển

4.2.1. Lâm sàng

- Dấu hiệu cơ năng:

+ Đau: xuất hiện muộn hơn, 2 - 3 giờ sau ăn, ăn vào đau tăng. Đau từng cơn liên tiếp nhau, bệnh nhân không dám ăn, mặc dù rất đói.

+ Nôn: nôn càng ngày càng nhiều, nôn ra dịch ứ đọng trong dạ dày, màu xanh đen, có thức ăn của bữa mới lẫn với thức ăn của bữa trước chưa tiêu. Sau nôn bệnh nhân hết đau, cho nên có khi bệnh nhân phải móc họng để nôn.

- Toàn thân: người gầy, da khô, mất nước, mệt mỏi. Do nôn nhiều, ăn uống ít nên thể trạng bệnh nhân gầy sút nhanh, đái ít và táo bón.

- Thực thể:

+ Dấu hiệu lắc óc ách lúc đói (+):  lắc bụng sẽ nghe được tiếng óc ách nh­ư lắc một chai nước, do dịch vị và thức ăn ứ đọng ở dạ dày.

+ Dấu hiệu Bouveret (+): trong mỗi cơn đau hoặc khi kích thích vùng thượng vị rồi áp lòng bàn tay lên sẽ cảm giác thấy từng đợt sóng nhu động dạ dày tăng co bóp từ trái sang phải.

+ Bụng lõm lòng thuyền: vùng thượng vị căng trướng, vùng bụng d­ưới lép kẹp, gõ không vang, hai gai chậu và mào chậu nhô cao.

4.2.2. X quang

- Hình ảnh tuyết rơi: cho bệnh nhân uống baryte, khi chiếu theo dõi dưới màn huỳnh quang thấy thuốc rơi từ từ qua lớp dịch ứ đọng trong dạ dày giống như­­ tuyết rơi.

- Dạ dày hình đáy chậu: dãn to, đáy sa thấp dưới mào chậu.

- Dạ dày hình 3 mức: dưới là baryte và thức ăn cũ, giữa là dịch ứ đọng và trên  là hơi dạ dày.

- Sóng nhu động nhiều và mạnh trong giai đoạn tăng trương lực, chứng tỏ các lớp cơ dạ dày còn tốt. Ở giai đoạn mất trương lực, dạ dày co bóp ít hoặc không co bóp.

- Ứ đọng ở dạ dày: sau 6 - 12 giờ, nếu chiếu hoặc chụp lại sẽ thấy thuốc cản quang đọng lại khá nhiều ở dạ dày, hình dạ dày dãn to, thuốc cản quang không qua môn vị. Hành tá tràng và tá tràng không hiện lên trên các phim hàng loạt. Nếu ở giai đoạn này không được điều trị, bệnh sẽ diễn biến nhanh và dẫn tới giai đoạn cuối.

4.2.3. Nội soi

- Nội soi (thực hiện sau khi rửa sạch dạ dày) thấy: dạ dày ứ đọng nhiều dịch nâu có cặn thức ăn; dạ dày dãn, vùng hang, môn vị phù nề, lỗ môn vị thắt nhỏ.

- Trường hợp hẹp môn vị do loét tá tràng, ống soi khó qua được chỗ hẹp xuống phía dưới. Nếu hẹp môn vị do ung th­­ư hang vị có thể thấy hình ảnh u sùi, nham nhở, dễ chảy máu...

4.3. Giai đoạn cuối

4.3.1. Lâm sàng

- Cơ năng:

+ Đầy bụng, trướng bụng, ậm ạch, ăn uống khó tiêu.

+ Đau liên tục nh­ưng nhẹ hơn giai đoạn trước.

+ Nôn ít hơn, nh­ng mỗi lần nôn ra rất nhiều dịch ứ đọng và thức ăn bữa trước  (có khi từ 2 - 3 ngày trước); chất nôn có mùi thối; bệnh nhân thường phải móc họng cho nôn.

- Toàn thân:

+ Tình trạng toàn thân suy sụp rõ rệt, biểu hiện mất nước: thể trạng gầy, mặt hốc hác, mắt lõm sâu, da khô đét nhăn nheo, có khi lơ mơ vì urê huyết cao, có trường hợp co giật vì canxi trong máu thấp.

+ Trong giai đoạn này cần phải xác định sự thiếu hụt của nước và điện giải để bồi phụ thích hợp.

- Dấu hiệu thực thể:

+ Dạ dày dãn to, xuống quá mào chậu, có khi chiếm gần hết ổ bụng, bụng trướng không chỉ riêng ở thượng vị mà toàn bụng.

+ Lắc óc ách lúc đói (+) rõ.

+ Dạ dày mất hết trương lực, không còn co bóp, mặc dù kích thích cũng không có dấu hiệu phản ứng nào, dấu hiệu Bouveret (-).

 

4.3.2. X quang

- Các hình ảnh tuyết rơi, dạ dày hình chậu càng rõ rệt. Dạ dày không còn sóng nhu động, hoặc nếu có thì rất yếu. Sau 12 - 24 giờ hay hơn nữa baryte vẫn còn đọng ở dạ dày khá nhiều, có khi vẫn còn nguyên.

- Khi chụp: dạ dày hình đáy chậu, sa xuống mào chậu, có ba mức rõ.

4.3.3. Nội soi

Nội soi dạ dày - tá tràng ở giai đoạn này dễ dàng xác định hẹp môn vị với các dấu hiệu: dạ dày dãn to, ứ đọng nhiều dịch, niêm mạc viêm đỏ, môn vị chít hẹp hoàn toàn, chỉ thấy một lỗ nhỏ, không thể đ­a ống soi qua được, ống soi phải đẩy sâu gần hết để vào hang - môn vị.

5. NHỮNG RỐI LOẠN VỀ THỂ DỊCH

Gần đây, các nhà Lâm sàng quan tâm nhiều tới những rối loạn về thể dịch và coi đây là một vấn đề quan trọng để đánh giá tiên lượng bệnh. Kết quả phẫu thuật xấu hay tốt, một phần lớn là do những rối loạn này nhiều hay ít, nặng hay nhẹ và phương pháp điều trị trước phẫu thuật có thích hợp và khẩn trương không.

5.1. Máu

Bệnh nhân hẹp môn vị ăn uống kém, không hấp thu được nên thường bị giảm protein máu, thiếu máu nh­ưng có thể hồng cầu vẫn cao do máu cô, Hematocrit thường tăng.

5.2. Điện giải

Bệnh nhân hẹp môn vị nôn nhiều gây ra những rối loạn điện giải:

- Clo giảm nhiều.

- Natri giảm như­ng ít hơn.

- Kali giảm ít (kali chủ yếu ở trong tế bào, cho nên xét nghiệm máu không chính xác).

- Dự trữ kiềm máu tăng.

- Nitơ trong máu tăng nhiều do: tỷ lệ clo trong máu hạ thấp, đói, thận bị tổn thương vì kiềm máu.

5.3. Nước

Nước mất do nôn, phần lớn được thay thế bằng nước trong khu vực nội bào, nên khối lượng nước ngoài tế bào hầu nh­­ư bình thường. Một phần clo và kali cũng từ khu vực nội bào chuyển qua. Nếu tế bào mất nước nhiều hơn điện giải dẫn đến tình trạng ­­ưu trương trong tế bào.

 

5.4. Nước tiểu

Thiểu niệu và trong nước tiểu tỷ lệ clo, natri hạ thấp.

6. CHẨN ĐOÁN

6.1. Chẩn đoán xác định

- Triệu chứng cơ năng: đau bụng vùng thượng vị, nôn ra thức ăn cũ, ậm ạch, đầy bụng khó tiêu, phải móc họng để nôn, nôn xong dễ chịu.

- Triệu chứng thực thể: dấu hiệu lắc óc ách khi đói (+), dấu hiệu Bouveret (+).

- Triệu chứng X quang: hình ảnh tuyết rơi, dạ dày hình chậu, ba mức, sau 6 giờ dạ dày vẫn còn baryte ứ đọng.

6.2. Chẩn đoán phân biệt

6.2.1. Bệnh co thắt tâm vị

- Bệnh nhân có biểu hiện nghẹn đặc, sặc lỏng.

- X quang: thực quản phía trên dãn to, dưới chít hẹp giống hình củ cải, hình bít tất, không có túi hơi dạ dày.

- Nội soi thấy ứ đọng thức ăn trong thực quản. Thực quản dãn to, tâm vị chít hẹp, co thắt liên tục nh­ưng niêm mạc mềm mại. Khi soi phải chờ cơ tâm vị mở ra mới đư­a ống soi xuống dạ dày được.

6.2.2. Hẹp tá tràng

Nguyên nhân do loét, u hay do túi thừa tá tràng. Tùy theo vị trí của tổn thương gây hẹp mà có các biểu hiện khác nhau.

- Trên bóng Vater: giống nh­­ư hẹp môn vị.

- Dưới bóng Vater:

+ Nôn nhiều, nôn ra dịch mật vàng.

+ Toàn thân suy sụp  nhanh.

+ X quang xác định được chỗ hẹp, trên đó là tá tràng dãn rộng.

+ Nội soi xác định rõ vị trí hẹp và tổn thương gây hẹp. Sinh thiết có thể xác định loại thương tổn.

6.2.3. Viêm teo vùng hang vị

Viêm teo vùng hang vị thường kèm theo ổ loét bờ cong nhỏ, khó điều trị nội khoa. Chẩn đoán phải dựa vào nội soi: vùng hang vị xơ teo, co nhỏ; X quang: hang vị co nhỏ, gấp khúc.

6.2.4. Hẹp phì đại cơ môn vị

Hẹp phì đại cơ môn vị xuất hiện ở trẻ sơ sinh, sau vài tuần bình thường xuất hiện nôn nhiều dẫn đến rối loạn toàn thân; X quang: môn vị kéo dài nh­­ sợi chỉ, trên là dạ dày dãn to.

 

6.2.5. Tắc ruột cao

Tắc ruột cơ học cao: chủ yếu đau, nôn nhiều; X quang: mức hơi, mức nước vùng trên rốn.

6.2.6. Nguyên nhân thần kinh

- Liệt dạ dày do thần kinh: dạ dày không co bóp, mất nhu động.

- Tăng áp lực nội sọ: nôn nhiều, nôn liên tục, đau đầu, mắt mờ, rối loạn ý thức, phù gai thị…

6.2.7. Viêm túi mật

Khi túi mật viêm do sỏi, túi mật căng to do tắc mật, các cơn đau tăng lên đồng thời nôn nhiều, tăng dần. Cơ chế nôn có thể do co thắt cơ môn vị, sỏi túi mật đè lên môn vị, viêm xung quanh vùng túi mật, môn vị - tá tràng làm cản trở lưu thông.

6.2.8. Bệnh lý tụy

- Viêm tụy mãn tính.

- U đầu tụy, u bóng Vater.

Biểu hiện lâm sàng với triệu chứng hẹp môn vị có tắc mật, tắc ống Wirsung.

7. ĐIỀU TRỊ

Trước hết phải phân biệt là hẹp cơ năng hay thực thể. Hẹp môn vị cơ năng chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh, truyền dịch, các thuốc chống co thắt. Hẹp môn vị thực thể phải điều trị ngoại khoa, trước khi phẫu thuật phải bồi phụ nước, điện giải và cung cấp năng lượng cho bệnh nhân.

7.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật

- Bồi phụ nước, điện giải dựa vào điện giải đồ.

- Nuôi dưỡng đường tĩnh mạch (truyền đạm, máu, mỡ, trợ lực...) căn cứ vào lâm sàng và các xét nghiệm, tiến hành cả trước và sau phẫu thuật.

- Phải rửa dạ dày thật sạch (dùng sonde Faucher), nhất là trước phẫu thuật.

7.2. Điều trị ngoại khoa

7.2.1. Mục đích

Mục đích chính là phẫu thuật giải quyết tình trạng hẹp và có thể đồng thời chữa triệt căn. Tốt nhất là phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nếu bệnh nhân đến viện sớm, tình trạng toàn thân cho phép, chuẩn bị tốt. Nếu bệnh nhân đến muộn, yếu, tình trạng toàn thân không cho phép, nên phẫu thuật nối vị tràng.

7.2.2. Các phương pháp phẫu thuật

- Cắt đoạn dạ dày, lập lại sự lưu thông tiêu hóa theo kiểu Billroth I hoặc Billroth II. Nếu hẹp môn vị do loét nên cắt 2/3 dạ dày, còn do ung th­ư nên cắt toàn bộ hay cắt 3/4, 4/5 dạ dày theo nguyên tắc phẫu thuật ung th­ư.

- Phẫu thuật nối vị tràng (giải quyết được hẹp môn vị, nh­ưng nguyên nhân gây hẹp vẫn còn nhất là K dạ dày) chỉ định cho những trường hợp:

+ Hẹp môn vị giai đoạn muộn, người già và tình trạng suy kiệt.

+ Loét tá tràng ở sâu mà không có khả năng cắt dạ dày được.

- Cắt dây thần kinh X kèm theo nối vị tràng, cắt hang vị hoặc tạo hình môn vị: chỉ áp dụng cho hẹp môn vị do loét hành tá tràng, có thể cắt thân dây X, cắt chọn lọc kinh điển, hoặc siêu chọn lọc (hiện nay ít áp dụng).

Hiện nay đã áp dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị hẹp môn vị do K hang vị trong các trường hợp cắt đoạn dạ dày triệt căn hoặc sử dụng nội soi ổ bụng với mục đích chẩn đoán.

Xem chi tiết tại:

Cần được khám bệnh để ngoài khám lâm sàng còn được chụp Xquang, nội soi dạ dày và siêu âm ổ bụng. Mọi trường hợp khi xác định bị bệnh về dạ dày - tá tràng cần được điều trị tích cực, đúng phác đồ và kiêng khem đúng mực để bệnh chóng bình phục. Hiện nay thuốc Tây y dùng trong điều trị bệnh dạ dày rất phong phú và đã có phác đồ điều trị rõ ràng vì vậy khi bị bệnh về dạ dày nên tránh để xảy ra hiện tượng viêm mạn tính, loét dẫn đến hẹp môn vị và đề phòng ung thư nhất là khi dạ dày tổn thương ở hang vị, bờ cong nhỏ, tiền môn vị.Làm gì để tránh bị hẹp môn vị?

Khi bị viêm hoặc loét hành tá tràng cũng  không nên chủ quan mặc dù hành tá tràng khi bị viêm, loét thì ít có biến chứng ung thư nhưng lại đau nhiều, dễ bị biến chứng chảy máu và rất dễ làm hẹp môn vị.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc 0976.091.115 để được tư vấn cụ thể.