F0 KHÔNG NÊN ĂN GÌ ĐỂ MAU CHÓNG HỒI PHỤC?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp F0 tăng sức đề kháng, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh chóng đồng thời hạn chế được những di chứng hậu Covid-19. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào người bệnh cũng có thể ăn. F0 không nên ăn gì và nên ăn gì? Cùng BVĐK Hòa Bình nắm rõ hơn tại bài viết này nhé.
1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng đối với F0
Khi trở thành F0 (có kết quả dương tính với Covid-19), ngoài việc quan tâm đến phác đồ điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Người nhiễm SARS-CoV-2 thường có diễn biến thất thường và phức tạp. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh diễn biến chậm, âm thầm và không có triệu chứng nhưng sau đó có rất nhiều ca bệnh đột ngột, diễn biến nặng phải thở oxy, thở máy hoặc hỗ trợ tuần hoàn hô hấp, suy chức năng đa cơ quan, thậm chí là tử vong. Đặc biệt là ở những người cao tuổi, người có bệnh nền hoặc người bị suy giảm miễn dịch…
Theo Bộ y tế, để hạn chế bệnh diễn biến nặng và nguy kịch, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ.
Với những ca nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, điều trị tại nhà thì việc thực hiện và tuân thủ chế độ dinh dưỡng là điều vô cùng cần thiết. Dinh dưỡng giúp hỗ trợ và cải thiện hàng rào bảo vệ cơ thể như tế bào miễn dịch, các kháng thể da, niêm mạc hô hấp, niêm mạc dạ dày, từ đó tăng sức đề kháng.
2. F0 không nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
Theo các chuyên gia Bộ y tế, bệnh nhân mắc COVID-19 (F0) cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tuy nhiên cũng cần chú ý tránh những thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol lớn như: nội tạng động vật, óc...
- Không ăn mặn và các loại thực phẩm nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, thực phẩm muối chua…
- Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas.
- Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt
- Cắt giảm chất béo dư thừa có trong thịt gia cầm
- Thực phẩm gây dị ứng
- Thực phẩm trong lời khuyên của bác sĩ
- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích...
3. F0 nên ăn gì để nhanh bình phục
Bên cạnh việc kiêng một số loại thực phẩm kể trên thì người bệnh cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản sau đây:
- Chất đạm: là nguyên liệu để tạo ra các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật, đồng thời vận chuyển các dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Bổ sung chất đạm bằng cách ăn các thực phẩm như: thịt, cá, đậu, đỗ, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng.
- Chất bột đường: có tác dụng cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, Với một số tế bào và mô như hồng cầu, não bộ thì đây là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất. Chất bột đường có nhiều trong các loại đậu, loại rau củ như khoai tây, bắp, bánh mì…
- Chất béo: có tác dụng cung cấp năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Chất béo gồm các loại dầu, mỡ, bơ có trong thành phần của thịt, sữa, trứng, các loại hạt có dầu.
- Vitamin và khoáng chất: nhóm chất này không sinh ra năng lượng nhưng lại có vai trò rất quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, đặc biệt chúng dễ tìm mua trong mùa dịch. Trong đó:
- Vitamin C: hạn chế sự tiến triển của tình trạng viêm phổi, hỗ trợ chức năng hô hấp. Dễ dàng tìm thấy trong rau quả, trái cây như: cam, chanh, ổi, đu đủ, bưởi...
- Vitamin D: hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Cung cấp vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng 15-30 phút mỗi ngày. Nếu nhà ở không có ánh nắng thì người bệnh có thể bổ sung bằng cách ăn những thực phẩm chứa vitamin D như cá, lươn, sữa, lòng đỏ trứng, các loại sữa, ngũ cốc...
- Kẽm: có tác dụng điều hòa hệ miễn dịch và các phản ứng viêm. Các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: thịt gia cầm, thịt bò, lòng đỏ trứng, hạt đậu, vừng...
Bên cạnh đó, khi chế biến bạn cũng nên thêm các gia vị như hành, tỏi,... để tăng khả năng kháng khuẩn đồng thời kích thích vị giác, khứu giác. Bổ sung thêm lợi khuẩn từ phô mai, sữa chua,... trong các bữa phụ để tốt cho tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Các Bác sĩ BVĐK HÒA BÌNH cho biết, khi bị nhiễm virus, người bệnh thường có triệu chứng mất vị giác, khứu giác làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Do đó, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tránh thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới suy dinh dưỡng. Người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng tiêu hao năng lượng dẫn tới tăng nhu cầu dinh dưỡng. Nếu không bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đúng cách sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng nặng từ đó tăng nguy cơ bội nhiễm, khiến bệnh trở nặng, kéo dài thời gian điều trị.
Hậu Covid-19 là vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay. Đây là di chứng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 với các triệu chứng đau tức ngực kéo dài, ho dai dẳng, mất ngủ, hồi hộp, lo lắng, mất khứu giác, vị giác, tim đập nhanh,... điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Nhằm giúp người bệnh điều trị các triệu chứng đồng thời tầm soát sớm các biến chứng có thể xảy ra, BVĐK HÒA BÌNH chính thức ra mắt dịch vụ khám hậu Covid-19 nhằm giúp người bệnh kiểm tra sức khỏe, điều trị di chứng để sớm trở lại cuộc sống bình thường.
Dịch vụ khám của Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình được nghiên cứu và xây dựng bởi đội ngũ y bác sĩ của các chuyên khoa gồm Hô hấp, Nội , Nhi, Thần kinh và Vật lý trị liệu sẽ giải quyết đầy đủ và toàn diện các triệu chứng hậu COVID -19. Liên hệ ngay Hotline 0976 091 115 để được tư vấn.
----------------------------------------------
Bệnh Viện Đa Khoa Hoà Bình
🏥 Địa chỉ : Phố Phạm Xuân Huân, P.Hải Tân, Tp. Hải Dương
)Hotline : 0976 091 115/ 0964 283 097
( Cấp cứu: 02203 551 115
🌐 Website:emafl.com
📩 Email : [email protected]