Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên Nhân, triệu chứng và các phương pháp chữa bệnh
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống của bệnh nhân. Để tránh những biến chứng nguy hiểm người bệnh cần sớm tìm hiểu các nguyên nhân và triệu chứng điển hình để áp dụng các cách chữa phù hợp, hiệu quả nhất.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ bên ngoài đĩa đệm thoái hóa hoặc chịu tác động tiêu cực dẫn đến bị rách khiến khối nhân nhầy theo vết nứt của vòng sợi thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép ống sống, rễ thần kinh gây đau đớn.
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm ở bệnh nhân (Ảnh minh họa)
Thoát vị đĩa đệm diễn ra theo 4 giai đoạn: Phình đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoát vị thực sự và thoát vị có mảnh rời. Nếu không phát hiện và có phương pháp chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây nhiều biến chứng đáng sợ. Nhẹ thì đau buốt, tê nhức, khó cử động, hạn chế khả năng sinh hoạt. Nặng hơn có thể gây teo cơ, rối loạn hành vi các chi, thậm chí là tàn phế vĩnh viễn.
Các nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Tình trạng đĩa đệm bị thoát vị có thể xảy ra do rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm điển hình phải kể đến như:
- Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao thì khả năng thẩm thấu của đĩa đệm càng kém, đây chính là vẫn đề mà hầu hết những người bước vào độ tuổi trung niên và người già đều gặp phải.
- Bị thoát vị đĩa đệm do hoạt động sai tư thế: Thói quen nằm, ngồi, bê vác không đúng cách trong quá trình sinh hoạt và làm việc dễ gây ra cong vẹo cột sống, dịch chuyển vị trí của đĩa đệm, phá vỡ cấu trúc bao xơ khiến khả năng đĩa đệm bị thoát vị cao hơn.
- Do chấn thương, tai nạn: Những va đập, chấn thương trong quá trình sinh hoạt, chơi thể thao khiến đĩa đệm bị tổn thương và gây ra thoát vị.
- Thừa cân, béo phì: Chế độ ăn uống không khoa học dẫn đến thừa cân béo phì làm trong lượng cơ thể gia tăng khiến cột sống phải chịu một trong tải lớn.
- Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm khác: Do lạm dụng bia rượu, thuốc lá, sử dụng chất kích thích. Bị stress kéo dài, ăn uống thiếu chất…
Triệu chứng gây nên thoát vị đĩa đệm
Ở giai đoạn đầu, những triệu chứng của người bệnh không quá rõ ràng. Để phân biệt với một số bệnh lý về xương khớp khác, người bệnh cần chú ý đến một số triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm sau:
- Đau nhức tại chỗ: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người bệnh.
- Tê bì chân tay: Chân tay tê bì do các rễ thần kinh bị chèn ép.
- Teo cơ: Biểu hiện ở chỗ các vùng bắp tay và bắp chân cơ bắp không phát triển được và teo lại.
- Rối loạn cảm giác: Khi cầm nắm một vật gì đấy thì cảm giác không thật.
- Chóng mặt đau đầu: Bệnh có thể dẫn tới hiện tượng chèn ép các mạch máu chạy lên để nuôi cấy các tế bào não khiễn bạn có cảm giác đầu bốc hỏa, hoa mắt, chóng mặt.
- Đau lan xuống chân: Các dây thần kinh tọa bị chèn ép có thể khiến người bệnh đau nhức từ vùng lưng xuống chân.
- Hạn chế khả năng vận động: Chậm chạp, khó di chuyển khiến chúng ta luôn có cảm giác tê cóng ảnh hưởng đến việc cầm nắm.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm
Ngoài ra, một số triệu chứng kèm theo có thể xảy ra như: sốt, mệt mỏi, chán nản, sụt cân,… Vì thế hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường của cơ thể, đi khám ngay để có được kết luận và phương pháp xử lý kịp thời nhất.
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì?
Dinh dưỡng nên bổ sung
Thực phẩm có chứa nhiều canxi: Canxi được cho là nguyên tố chính cấu tạo nên xương khớp, để có một hệ xương khớp khỏe mạnh thì việc đầu tiên các bạn phải làm đó là cung cấp đầy đủ lượng canxi cho cơ thể bằng cách nên ăn những loại thực phẩm được chế biến từ hải sản, xương ống, các chế phẩm từ sữa…
Thực phẩm có chứa nhiều vitamin: Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin B1, B2, B6, B12, C, D, E, K, Magie, vitamin D có tác dụng tăng cường hấp thụ và chuyển hóa canxi giúp xương khớp được chắc khỏe.
Glucosamine và chondroitin: Có tác dụng tái tạo sụn khớp, và bao xơ bên ngoài của các đĩa đệm, giúp tăng cường sự đàn hồi của các tinh chất sụn. Để bổ sung hai hợp chất này các bạn nên ăn sườn sụn bò, dê, heo, nước xương hầm.
Thực phẩm chứa nhiều Omega 3: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn bổ sung thêm Omega 3 vì chúng có tác dụng giảm đau kháng viêm cực kỳ tốt cho người bệnh. Các bạn có thể cung cấp omega 3 cho cơ thể bằng cách ăn cá thu, cá ngừ, cá hồi, hạt hướng dương…
Chế độ dinh dưỡng dành cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Thực phẩm nên kiêng
Đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ: Điều này sẽ tăng lượng mỡ có trong máu của bệnh nhân điều đó sẽ khiến những cơn đau ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá… là kẻ thù với người bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng làm chậm quá trình cung cấp oxy, dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp.
Nội tạng động vật: Lòng lợn, gan,phổi… là những món ăn mà người bệnh nên tránh vì trong đấy có chứa hàm lượng purin cao, có thể gây viêm khớp.
Những loại thịt màu đỏ: Ăn những loại thực phẩm như thịt chó, thịt bò sẽ khiến khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể sẽ bị giảm đi trông thấy.
Các cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Điều trị bằng Đông y
- Bài thuốc nam
Bài thuốc 1: Bài thuốc từ cây xương rồng
Các bạn sử dụng cây xương rồng 3 cạnh hay cây xương rồng ông để chữa trị bệnh:
Nguyên liệu:2-3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối hạt
Cách thực hiện:Người bệnh thoát vị đĩa đệm đem xương rồng đem rửa sạch, dùng dao loại bỏ hết phần cạnh chứa gai đi, đem đập dập rồi trộn đều với muối hạt. Đem hỗn hợp trên sao trên chảo nóng hoặc nếu bạn có lò vi sóng thì để hỗn hợp vào trong vòng 1 phút.
Bài thuốc 2: Bài thuốc từ lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, tính cay ấm, hơi the, có tác dụng giảm đau xương khớp, giảm đầy hơi, khó tiêu, chống khuẩn và kháng viêm. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên sử dụng bài thuốc từ lá lốt để giúp giảm bệnh hiệu quả.
Nguyên liệu: 30g lá lốt, 30g cỏ xước, 30g ngải cứu
Cách thực hiện:Rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô hỗn hợp nguyên liệu trên. Cho các vị dược liệu này vào nước đun thành nước uống thay nước lọc hàng ngày.
Bài thuốc 3: Bài thuốc từ cây cỏ xước
Cỏ xước hay còn gọi là ngưu tất nam có tính bình, vị cây ấm, có công dụng trong giảm đau gân cốt, lưu thông máu dễ dàng. Từ đó hỗ trợ giảm bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Nguyên liệu: 20 mỗi loại cỏ xước, ý dĩ, thiên niên kiện, tô mộc, ngải cứu, lá lốt, cẩu tích, củ ráy và 16g đỗ trọng.
Cách thực hiện: Hỗn hợp này phơi khô và sắc với 6 bát nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 2 bát thì dừng lại, chia làm 2 lần uống trong ngày sau các bữa ăn.
- Các phương pháp Đông Y khác
Ngoài những bài thuốc nam kể trên, bệnh nhân cũng có thể thực hiện một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y khác như: Châm cứu, bấm huyệt – xoa bóp, chườm nóng – lạnh, tắm bùn suối khoáng…
Đây đều là những biện pháp hỗ trợ điều trị rất tốt, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện giúp kéo giãn cột sống, giảm áp lực chèn ép lên các rễ thần kinh, giúp tinh thần thoái mái để hiệu quả chữa bệnh được tốt hơn.
Ưu điểm của các cách chữa thoát vị đĩa đệm
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Tây y
- Thuốc Tây
Thông thường, để giải quyết các cơn đau cấp tính bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định một số nhóm thuốc tây như sau:
Nhóm thuốc giảm đau: Một số thuốc giảm đau hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm thường dùng là Paracetamol, Acetaminophen,… có tác dụng ức chế đường dẫn truyền đau nhức đến não bộ, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau
Thuốc kháng viêm không Steroid: Các loại thuốc được sử dụng cơ bản là Aspirin, Diclofenac,… khi sử dụng cần chú ý với trường hợp có tiền sử bệnh lý gan, thận. trim mạch.
Nhóm thuốc giãn cơ: Thường dùng như Myonal. Mydocalm,… kích thích thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép, vùng cơ giãn ra, vận động trở nên linh hoạt hơn.
Thuốc tiêm Corticoid: Khi thoát vị đĩa đệm chuyển sang giai đoạn nặng người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, chỉ dùng thuốc giảm đau liều nhẹ cũng không đỡ. Lúc này bạn sẽ được chỉ định tiêm Corticoid. Thuốc giảm đau liều mạnh này sẽ giúp đánh bật cơn đau nhanh chóng, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng.
Nhóm vitamin nhóm B: Phổ biến như vitamin B1, B6, B12,…
- Mổ thoát vị đĩa đệm
Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân không nên thực hiện mổ vì trong quá trình phẫu thuật có thể xảy ra nhiều rủi ro đáng tiếc như nhiễm trùng vết mổ, chảy máu vết thương, tổn thương rễ dây thần kinh hoặc mô mềm bao quanh, tỷ lệ tái phát cao từ 5 – 10%,…
Vì thế tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên mổ thoát vị đĩa đệm hay không. Hiện nay ngoài mổ hở thì kỹ thuật mổ nội soi, mổ vi phẫu.
- Các phương pháp Tây Y khác
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây để giải quyết các cơn đau cấp tính và được chỉ định phẫu thuật khi bắt buộc thì y học Tây y hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp giúp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm được hiệu quả hơn có thể kể đến gồm: Điều trị bằng tia laser, sóng cao tần, chữa bệnh bằng tế bào gốc, tiêm ngoài màng cứng…
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Bài tập cầu vồng: nằm ngửa trên sàn, hai tay xuôi thân, từ từ co hai chân lên sao cho vuông góc với mặt sàn. Từ từ hít vào và nâng mông lên tối đa, lấy bả vai, đầu và bàn chân làm trụ. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nín thở trong 5s rồi hạ xuống. Lặp lại động tác 5 lần.
Bài tập con thằn lằn: Nằm sấp trên sàn, hai bàn tay úp sấp, khủy tay khép sát người. Từ từ hít vào, đẩy người lên phía trên, lấy hai bàn tay làm trụ. Tay thẳng, ưỡn ngực tối đa về phía trước, chân của người bệnh thoát vị đĩa đệm duỗi thẳng hết mức, cột sống cong. Giữ nguyên tư thế 5s, lặp lại động tác 5 lần.