Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ: Tìm hiểu và phòng ngừa
1. Bệnh tuyến giáp là bệnh như thế nào?
Tuyến giáp đóng một vai trò rất lớn trong việc điều khiển các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Tuyến giáp nằm ở trước cổ và có hình dạng giống như loài bướm.
Khi cấu trúc hay chức năng của tuyến giáp bị ảnh hưởng sẽ gây ra các Bệnh tuyến giáp. Dưới đây là một số bệnh lý về tuyến giáp phổ biến mà bạn cần biết để phòng ngừa bệnh hoặc tầm soát hay điều trị sớm để bảo vệ sức khỏe.
Những biến động về nội tiết tố qua các thời kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nữ giới
- Suy giáp: Xảy ra khi tuyến giáp không hoạt động hiệu quả, cơ quan này không tiết đủ hormone cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bệnh dễ nhầm lẫn vì có biểu hiện dễ nhầm lẫn với chứng mệt mỏi thông thường. Bệnh nhân thường phải điều trị kiên trì, một số bệnh nhân nặng có thể sẽ phải điều trị suốt đời.
- Cường giáp: Đây là tình trạng do tuyến giáp tiết quá nhiều hormon triiodothyronine và thyroxine. Đây là một hội chứng có thể do nhiều bệnh gây ra, phổ biến nhất là bệnh Basedow. Ngoài ra, chứng cường giáp cũng có thể do bệnh bướu giáp thể đa nhân, viêm giáp, hay ăn quá nhiều iốt...
- Ung thư tuyến giáp: Là bệnh nguy hiểm nhưng so với các loại ung thư khác, tỉ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp cao hơn rất nhiều. Một số biểu hiện của bệnh như tuyến giáp to bất thường, có nhiều hạch nổi, sút cân, hay vã mồ hôi, căng thẳng, mất ngủ…
Bướu lành tuyến giáp: Thường khó phát hiện vì có biểu hiện không rõ ràng. Thông thường bệnh nhân sẽ cảm thấy cổ phình lớn, có nổi u cục, cảm giác khó nuốt…
2. Vì sao nữ giới dễ mắc bệnh lý tuyến giáp?
Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể và mặt giải phẫu cũng như thay đổi sinh lý của nữ giới. Là nguyên nhân chính gây ra các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Cơ thể của nữ giới phải trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố hơn nam giới. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh của nữ thường cao hơn so với nam giới.
Hormone của cơ thể nữ thay đổi qua các giai đoạn sinh lý:
Trong giai đoạn dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt thì sự thay đổi nội tiết tố có liên quan mật thiết với hormone tuyến giáp.
Phụ nữ khi mang thai sẽ bị thay đổi nội tiết tố trong suốt thai kỳ. Khi đó cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra hai loại hormone là estrogen và βhCG.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, kích thước của tuyến giáp có thể thay đổi gây ra tình trạng bướu cổ. Phụ nữ sống ở vùng núi thường có tỷ lệ mắc cao do thiết i ốt.
3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh dễ mắc các bệnh lý về tuyến giáp. Chế độ ăn uống không hợp lý, yếu tố tuổi tác hay sự thay đổi nội tiết tốt trong cơ thể có thể bùng phát bệnh lý tuyến giáp.
Phụ nữ mang thai nên bổ sung i ốt để duy trì chức năng tuyến giáp. Bởi trong tuần đầu của thai kỳ, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào chức năng tuyến giáp của người mẹ.
Nội tiết tố, hormone thay đổi do mất ngủ, căng thẳng, stress làm tăng nguy các mắc các bệnh về tuyến giáp.
Yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến thế hệ sau.
Hệ miễn dịch suy yếu khiến cho hormone trong cơ thể thay đổi cũng là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp cân bằng hormone tuyến giáp
4. Ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp đến sinh sản của nữ giới
Bệnh lý tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Bởi tuyến giáp tạo ra hai hormone đóng vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Các hormon tuyến giáp có tác dụng kích thích sinh trưởng và phát dục. Vô sinh là một trong những tác nhân nguy hiểm của bệnh lý tuyến giáp. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng rõ trong từng giai đoạn:
Bệnh lý tuyến giáp có thể rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ khiến cho việc thụ thai gặp khó khăn. Không những thế, nữ giới mãn kinh sớm cũng bởi nguyên nhân chính từ đây.
Trong quá trình mang thai, phụ nữ mắc các bệnh lý tuyến giáp có thể tiềm ẩn nguy cơ tiền sản, sinh non hoặc suy tim... Thai nhi cũng cũng bị ảnh hưởng do bé phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ trong 10 - 12 tuần đầu của thai kỳ.
5. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ
Bệnh tuyến giáp khá đa dạng, ở mỗi đối tượng sẽ có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Không những thế, các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, bạn có thể tự phòng tránh thông qua những cách sau:
Lên thực đơn với chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh hoặc các loại trái cây để cân bằng hormone tuyến giáp.
Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp chống lại mọi bệnh tật cũng như các bệnh lý tuyến giáp.
Thực hiện lối sống khoa học, ngủ sớm, đúng giờ, không thức khuya. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích hay ăn loại đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ.
Phụ nữ mang nên nên bổ sung iốt để phòng ngừa nguy cơ biến chứng cũng như giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, cách tốt để ngăn ngừa các bệnh lý tuyến giáp đó là đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm. Để từ đó đưa ra các biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm sau này. Ngoài ra, nếu bạn thấy có những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp thì nên đi khám sớm tại các cơ sở uy tín. Hiện nay đá gà trực tiếp là một trong những địa chỉ khám bệnh uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng tại Hải Dương. Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện bệnh, cũng như tư vấn các biện pháp phòng tránh, bảo vệ tốt nhất.
<nguồn: tổng hợp>
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Để Được Tư Vấn Miễn Phí, vui lòng liên hệ đến Bệnh Viện Đa Khoa Hoà Bình theo hotline:
🏥 Địa chỉ : Phố Phạm Xuân Huân, P.Hải Tân, Tp. Hải Dương
📞 Hotline : 0964 283 097
☎ Cấp cứu: 02203 551 115
🌐 Fanpage: facebook.com/hoabinh.hospital
📩 Email : [email protected]