Đá gà trực tiếp | Chọi gà trực tiếp



Chương trình tập luyện thay khớp háng toàn phần

 

Ngày nay, phẫu thuật thay khớp háng toàn phần đã trở nên phổ biến, nhờ kỹ thuật này mà nhiều bệnh nhân được phục hồi chức năng khớp háng, có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, ngoài kỹ thuật mổ tốt, việc luyện tập, phục hồi chức năng trước và sau mổ rất quan trọng. Bởi vậy, nhờ có tiềm năng và phát triển của Bệnh viện đa khoa Hoà Bình mọi thắc mắc của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp.

 

1. Hiểu được tầm quan trọng của Phục hồi chức năng trước mổ.                   

ô Khớp háng là một khớp lớn, có tầm vận động rộng và phải chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Khớp háng có được sự vững chắc là nhờ hệ thống dây chằng, bao khớp và hệ thống cơ vận động khớp háng là khối cơ mông, cơ đùi khỏe. Trước mổ do tình trạng đau, chân ít vận động trong nhiều tháng nhiều năm gây nên tình trạng teo cơ vùng mông, đùi, làm cho cơ yếu hơn bình thường. Để chức năng khớp háng sau mổ được phục hồi tốt nhất, người bệnh cần được tập phục hồi chức năng trước mổ và tập sớm, đúng cách ngay sau mổ. Nguy cơ trật khớp háng sẽ cao nhất trong 6-8 tuần đầu sau mổ. Để tránh nguy cơ này, trước mổ người bệnh cần được các chuyên viên vật lý trị liệu của bệnh viện hỗ trợ, hướng dẫn các tư thế cần tránh sau mổ. Trước mổ cần thực hiện các nội dung sau:

- Tập thở bụng.

- Tập tăng sức mạnh cơ:

+ Tập tăng sức mạnh cơ mông: co cơ mông tĩnh chủ động, bệnh nhân nằm ngửa, gồng cơ mông (ép hai mông lại gần nhau) trong vòng 5-10 giây, lặp lại 15-10 lần.

+ Tập cơ tứ đầu: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Duỗi chân hết mức từng bên (gồng cơ tứ đầu) và giữ trong 5 giây, thả lỏng 5 giây rồi lặp lại. Tập trong vòng 10 phút.

+ Tập động tác cầu vồng: nằm ngửa, hai chân co. Từ từ nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ trong vòng 5 giây, lặp đi lặp lại trong vòng 15-20 lần.

ô Tập để làm mạnh sức cơ trước mổ giúp cho sau mổ sức cơ phục hồi nhanh hơn và làm vững khớp nhân tạo giúp cho vận động sớm sau mổ.

- Tập đi: hướng dẫn bệnh nhân tập đi với khung tập đi, với hai nạng nách và phương pháp đi 3 điểm.

- Giải thích cho bệnh nhân biết các động tác dễ gây trật khớp háng nhân tạo sau mổ cần phải tránh,

  2. Tại sao cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp háng?   

Phẫu thuật thay khớp háng là một phẫu thuật lớn kéo dài từ 2 đến 3 giờ. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh được chuyển đến nằm săn sóc tại phòng hồi sức từ 6 giờ đến 12 giờ. Ngày nay quan điểm về thay khớp đã thay đổi, tập phục hồi chức năng càng sớm càng dễ đạt được tầm vận động khớp tối đa và tránh được các biến chứng do nằm lâu. Chính vì vậy mà người bệnh phải bắt đầu tập luyện ngay khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức. Tập luyện sớm còn giúp tăng tuần hoàn, giảm sưng phù chân mổ, tránh biến chứng tắc mạch. Bệnh nhân cần tập hai lần trong một ngày, mỗi lần tập khoảng 30 phút.

Ngày đầu ngay sau khi tỉnh lại, người bệnh được tập các bài tập tại giường, được phép ngồi dậy. Ngày thứ hai người bệnh được hướng dẫn cách thức chống nạng đi lại, sau đó có thể đi lại trong phòng. Chương trình tập luyện để phục hồi chức năng khớp háng sau mổ sẽ được hướng dẫn tiếp tục cho người bệnh sau khi xuất viện để tự tập tại nhà. Thông thường người bệnh phải nằm lại bệnh viện để được chăm sóc trong thời gian sau mổ 5 đến 7 ngày, vết mổ sẽ được cắt chỉ khoảng 14 ngày sau khi mổ. Lịch tái khám thông thường vào các thời điểm sau mổ 3 tuần, 6 tuần, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và hàng năm sau đó.

  1. Môi trường an toàn sau phẫu thuật

 

  • Trong thời gian đang điều trị tại bệnh viện:

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ được đưa về phòng bệnh đến khi tỉnh sẽ được các kỹ thuật viên hỗ trợ vận động trị liệu tại phòng bệnh hoặc phòng phục hồi chức năng riêng của khoa. Tại đây, các phòng tập được trang thiết bị y tế hiện đại nhằm phục mục đích tập luyện của người bệnh đạt hiệu quả tối đa nhất. Được kết hợp với sự chăm sóc theo dõi của các y bác sĩ, điều dưỡng viên về thuốc, chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt cụ thể chi tiết theo từng giai đoạn phục hồi.

                                               
Bệnh nhân được bác sĩ thăm khám hằng ngày

 

  • Thời gian sau khi xuất viện:

Trong vài tuần đầu sau khi phẫu thuật, khả năng di chuyển của bạn sẽ bị giới hạn. Vì vậy, trước khi phẫu thuật, bạn nên chuẩn bị môi trường trong nhà của mình bằng cách loại bỏ tất cả các chướng ngại vật và mối nguy hiểm tiềm ẩn để phòng ngừa té ngã và tai nạn:

  • Tháo các loại thảm trải sàn, thảm tấm và dây cáp trên sàn nhà;
  • Đảm bảo sàn nhà trong phòng tắm hoặc nhà bếp không trơn trợt;
  • Đảm bảo bệ ngồi vệ sinh đủ cao để giữ khớp háng cao hơn khớp gối của bạn;
  • Sắp xếp nhà bếp để bạn có thể đứng nấu ăn;
  • Tránh để các vật dụng cần thiết trên sàn nhà hoặc trong các tủ ở dưới thấp, đặc biệt là trong nhà bếp hoặc phòng ngủ;
  • Đảm bảo có bố trí ghế ngồi thoải mái;
  • Chuẩn bị một cái giường ở tầng trệt trong nhà để bạn không phải lên xuống cầu thang khi mới trở về sau khi phẫu thuật;
  • Mang các loại giày dép dễ mang và có đế cao su để tránh trơn trợt.

 

  1. Khi nào bạn nên bắt đầu chương trình phục hồi chức năng sau phẫu thuật?   

Khi bạn được phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ trao đổi với bạn về việc bắt đầu chương trình phục hồi chức năng nội trú hàng ngày với chuyên viên vật lý trị liệu. Các bước đầu tiên của chương trình này bao gồm:

  • Đặt tư thế thoải mái và an toàn;
  • Kiểm soát đau và sưng;
  • Có thể đứng và bắt đầu đi với dụng cụ trợ giúp;
  • Học cách cử động để tránh trật khớp hang;
  • Học cách sắp xếp môi trường xung quanh để di chuyển an toàn;
  • Tăng cường vận động khớp và sức mạnh cơ;
  • Học cách đi lại với dụng cụ trợ giúp và lên xuống cầu thang để chuẩn bị trở về nhà.
  • Sau khi xuất viện, bác sĩ phẫu thuật có thể đề nghị bạn tiếp tục chương trình theo dõi phục hồi chức năng ngoại trú với chuyên viên vật lý trị liệu. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn thì thông thường cần phải thực hiện thêm một vài buổi trước khi bạn phục hồi hoàn toàn cơ chế dáng đi bình thường không dùng nạng.

 

  1. Bạn nên đối phó với cơn đau như thế nào?                                                        

Trước và sau khi phẫu thuật, chuyên viên vật lý trị liệu sẽ giúp bạn kiểm soát đau bằng hàng loạt các kỹ thuật không sử dụng thuốc như:

  • Liệu pháp chườm lạnh và chườm lạnh có áp lực;
  • Đặt tư thế chân, kéo giãn cơ chân và tập luyện;
  • Vận động khớp chủ động;
  • Kích thích thần kinh qua da (TENS).

 

  1. Bạn có thể làm gì để đẩy nhanh quá trình phục hồi?

Sự hồi phục của bệnh nhân sẽ tiến triển theo từng ngày và chuyên viên vật lý trị liệu sẽ là người hướng dẫn bệnh nhân trong quá trình phục hồi chức năng. Trong khi đó, bạn nên:

  • Tránh mọi hoạt động gắng sức;
  • Tránh mọi tư thế và động tác không được bác sĩ phẫu thuật và chuyên viên vật lý trị liệu cho phép;
  • Tập luyện theo đề nghị của chuyên viên vật lý trị liệu, đảm bảo không tập quá sức;
  • Kiểm soát đau và sưng bằng cách nâng cao chân và tuân thủ liệu pháp chườm lạnh;
  • Tập đi theo đề nghị của chuyên viên vật lý trị liệu;
  • Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, thay vào đó là đi bộ thường xuyên với khoảng cách ngắn;
  • Mang vớ áp lực theo đề nghị của bác sĩ phẫu thuật.
  • Bạn sẽ có nguy cơ té ngã cho đến khi chức năng chân phục hồi hoàn toàn. Không nên thực hiện các hoạt động như rời khỏi giường và đi lên xuống cầu thang một mình khi chưa được đề nghị.

 

  1. Có nguy cơ trật khớp háng sau phẫu thuật thay khớp háng không?                 

Bạn sẽ có nguy cơ cao trật khớp háng trong ba tháng đầu tiên sau phẫu thuật thay khớp háng, sau đó nguy cơ này sẽ giảm dần nếu bạn tiếp tục tăng cường sức mạnh cơ quanh vùng khớp háng và tất nhiên bạn sẽ tự tránh các động tác có thể gây trật khớp háng.

 

  1. Bạn có thể làm gì để tránh trật khớp háng sau phẫu thuật?                    
  • Để tránh trật khớp háng, bạn cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa:
  • Không gập khớp háng quá 90 độ khi ngồi hoặc cúi người về phía trước;
  • Không xoay chân phẫu thuật vào trong;
  • Không bắt chéo chân phẫu thuật lên trên hoặc xuống dưới chân không phẫu thuật, ở cả hai vị trí đầu gối hoặc mắt cá chân

 

  1. Khi nào bạn nên liên hệ với chuyên viên vật lý trị liệu?                                     

Bất kỳ lúc nào trong và sau chương trình phục hồi chức năng, bạn đừng ngần ngại liên hệ với chuyên viên vật lý trị liệu khi:

  • Khớp háng đau nhiều hơn sau khi tập luyện;
  • Chân bị sưng sau khi tập luyện;
  • Bạn không thể tập luyện theo đề nghị của chuyên viên vật lý trị liệu;
  • Bạn dự định hoặc muốn thử thách với các hoạt động thể chất mới;
  • Bạn cảm thấy khớp háng cứng hơn hoặc khó chịu hơn bình thường;
  • Bạn cần lời khuyên để thực hiện các hoạt động thường ngày.

 

Hiện tại việc thuật thay khớp háng đã được thực hiện một cách thường quy tại Bệnh Viện đa khoa Hoà Bình. Kỹ thuật thay khớp háng tại đa khoa Hoà Bình với đường mổ rất nhỏ giúp hạn chế tối đa tổn thương các mô lành quanh khớp, bộc lộ chính xác được tổn thương và khớp cần thay. Phòng chống tối đa nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu sau thay khớp, tổn thương ít cũng góp phần hạn chế những cơn đau sau mổ cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và sớm trở lại hoạt động thường ngày.

 

 

 

 

 

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc 0976.091.115 để được tư vấn cụ thể.