Đá gà trực tiếp | Chọi gà trực tiếp



Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị tận gốc: "Bệnh thoái hóa khớp gối"

Bệnh thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp phổ biến, gây đau nhức, sưng đỏ khớp và hạn chế vận động chi dưới. Người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có thể thăm khám kịp thời nhằm đưa ra các cách điều trị hiệu quả, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa khớp gối là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh  là tình trạng khớp gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Khớp gối là vị trí có tỷ lệ bị tổn thương cao nhất, bệnh gây ra các cơn đau cấp tính, mãn tính và hạn chế vận động của người bệnh.

Hình ảnh thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân
Hình ảnh thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân (Ảnh minh họa)

Nếu không sớm phát hiện và có phương pháp xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì gây đau đớn âm ỉ, cản trợ công việc hàng ngày của bệnh nhân. Nặng hơn sẽ dẫn đến biến dạng, lệch trục khớp, lỏng khớp, teo cơ thậm chí bại liệt suốt đời.

Trên thực tế, thoái hóa khớp gối không khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên người bệnh cần chú ý đến nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để thăm khám, có phác đồ toàn diện để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối thường gặp

Theo BS Trương Trọng Phương (GĐ Hải Dương), nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do những tác nhân sau đây:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra càng mạnh, lúc này các khớp xương bị bào mòn, cọ xát với hệ dây thần kinh, dây chằng và gây thoái hóa khớp gối. Đối tượng có độ tuổi từ 45 trở lên cần hết sức cảnh giác.
  • Yếu tố nội tiết: Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh hơn do nội tiết nữ bị suy giảm trầm trọng, làm giảm khả năng cung cấp chất dịch nhầy nuôi dưỡng sụn khớp.
  • Chấn thương: Khớp đầu gối bị tổn thương do tai nạn, ngã, va chạm,… nhưng không được điều trị triệt để sẽ gây thoái hóa khớp gối.
  • Sinh hoạt không đúng tư thế: Ngồi, đứng quá lâu tại một chỗ hoặc ngủ nghỉ sai tư thế sẽ gây áp lực cho khớp gối.
  • Lao động quá sức: Thường xuyên khuân vác đồ nặng, không nghỉ ngơi hợp lý sẽ khiến các khớp xương thoái hóa nhanh hơn.
  • Tập luyện sai cách: Tập quá sức, tập không đúng động tác sẽ gây tổn thương khớp gối.
  • Nguyên nhân bệnh thoái hóa khớp gối khác: Thừa cân, lạm dụng chất kích thích, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi,…

Bên cạnh việc chú ý đến các nguyên nhân điển hình để phòng tránh bệnh lý thì mọi người cũng cần hết sức chú ý đến triệu chứng bệnh để thăm khám kịp thời nhất.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình

thuc-pham-khien-ban-bi-dau-khop0
Triệu chứng thoái hóa khớp gối ở bệnh nhân

Người bệnh sẽ thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng điển hình sau:

  • Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp gối đầu tiên là thấy xuất hiện những cơn đau âm ỉ tại khớp gối, cường độ đau tăng dần theo thời gian khi người bệnh vận động hoặc di chuyển. Khi chân co duỗi sẽ phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo ở đầu gối.
  • Bệnh nhân thấy cơ cứng khớp đầu gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Lúc này người bệnh không cử động được bình thường, phải mất khoảng 15 – 20 phút để khớp giãn ra.
  • Do phần khớp gối cơ cứng nên vận động chi dưới bị hạn chế, việc di chuyển cũng trở nên khó khăn hơn, khó duỗi, gập, nhấc chân thẳng.
  • Đầu gối của người bệnh bị sưng tấy do thoái hóa khớp gối. Tình trạng này sẽ được chữa trị bằng thực hiện chọc hút dịch giúp giảm đau và sưng đầu gối.
  • Khớp gối bệnh nhân bị biến dạng, teo ổ khớp. Điều này báo hiệu phần sụn đã bị tổn thương nghiêm trọng và cần phải có những biện pháp điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Chuyên gia Y tế cảnh báo người bệnh nếu thấy cơ thể bị sưng đỏ, đau nhức khớp đầu gối thì cần đến bệnh viện để kiểm tra, có phương pháp điều trị ngay, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn các loại cá nước lạnh: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích. Vì đây là những thực phẩm có chứa rất nhiều acid béo omega-3 – một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả.

  • Xương ống: những loại nước hầm từ xương ống hoặc sụn sườn bò, bê cung cấp khá nhiều glucosamin và chondroitin. Đây chính là những hợp chất tự nhiên để cấu thành sụn.
  • Người bệnh thoái hóa khớp gối nên bổ sung luân phiên những loại thịt heo, thịt gia cầm (như gà, vịt), tôm, cua.Sao cho chế độ dinh dưỡng thêm đa dạng hơn.
  • Thực vật: người bệnh hãy nên thêm nhiều các loại ngũ cốc, đậu nành hoặc rau xanh vào bữa ăn hằng ngày.
  • Trái cây như: Đu đủ, dứa, chanh và cam chứa nhiều men kháng viêm và vitamin C

Các cách chữa thoái hóa khớp gối hiện nay

Các cách chữa thoái hóa khớp gối
Các cách chữa thoái hóa khớp gối

Điều trị bằng thuốc Tây

Thuốc Tây luôn là sự lựa chọn ưu tiên của người bệnh. Thuốc Tây đem đến tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Tùy thuộc vào tình trạng thoái hóa khớp gối và sức khỏe bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong số những nhóm thuốc sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol, Acetaminophen,…
  • Nhóm thuốc kháng viêm không Steroid: Diclofenac, Aspirin,…
  • Nhóm thuốc giãn cơ vân: Myonal 50mg, Varafil,…
  • Tiêm Corticoid: Tiêm Corticoid trực tiếp vào khớp trong trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng, việc dùng thuốc liều nhẹ không có tác dụng.
  • Kết hợp vitamin nhóm B: Vitamin B1, B6, B12,…

Người bệnh khi sử dụng thuốc Tây điều trị tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, không tự ý kết hợp thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc Nam điều trị thoái hóa khớp gối

Các bài thuốc trị thoái hóa ở khớp gối bằng thảo dược vừa an toàn, lành tính, cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả khá tốt. Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc điển hình sau:

  • Bài thuốc từ lá lốt: Chuẩn bị 30g mỗi loại lá lốt, rễ cây bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ cây vòi voi. Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch và sao vàng, để nguội khoảng 1 tiếng. Sau đó cho các vị thảo mộc vào sắc cùng 3 chén nước đến khi cạn còn khoảng 1 chén thì dừng, chia làm 3 lần uống/ngày.
  • Dây đau xương: Bệnh nhân thoái hóa khớp gối lấy 20g dây đau xương, gừng tươi, lá lốt tươi và rửa sạch, nấu cùng nước để uống hàng ngày thay nước lọc.
  • Rễ đinh lăng: Chỉ cần dùng 30g rễ đinh lăng rửa sạch, sắc cùng 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1 lít nước thì dừng, uống hàng ngày.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Dùng 500g ngải cứu rửa sạch, sao nóng cùng muối hột, đắp trực tiếp lên vùng khớp gối bị thoái hóa khoảng 15 phút.

Bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối

Tập luyện bài tập phù hợp thể trạng sức khỏe, tình trạng bệnh sẽ giúp thông kinh hoạt lạc, giải phóng chèn ép và giảm đau nhức nhanh chóng.

  • Bài tập nâng chân: Nằm ngửa trên thảm tập, gập 1 bên đầu gối xuống, giữ vững trên nền nhà. Từ từ đưa chân còn lại nâng lên cao nhất có thể, giữ nguyên 10s rồi hạ xuống. Lặp lại khoảng 10 lần sẽ giúp giảm thoái hóa khớp gối cũng như các cơn đau nhức.
  • Bài tập giãn cơ đùi trước: Nằm ngửa trên sàn, 2 chân duỗi thẳng và đặt 2 cuộn khăn dưới khuỷu chân. Bắt đầu co chặt cơ đùi trước bằng cách ép khuỷu chân xuống khăn, giữ 10s và lặp lại 15 lần.
  • Bài tập với bóng: Bệnh nhân ngồi trên ghế, đặt quả bóng giữa 2 đùi rồi co cơ mông, ép đùi vào với nhau, giữ khoảng 15s.
Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 0976.091.115 hoặc 0976.091.115 để được tư vấn cụ thể.