Xét nghiệm theo yêu cầu
Phần lớn các triệu chứng của bệnh tim mạch ở giai đoạn đầu rất khó nhận thấy, đến khi các triệu chứng trở nên rõ ràng và mang tính điển hình hơn thì bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó việc chẩn đoán chính xác, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời là cách kiểm soát hiệu quả nhất đối với các bệnh lý tim mạch.
Bên cạnh các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm tim, điện tâm đồ, chụp X quang ngực… người bệnh cũng có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm CRP, Fibrinogen, Homocysteine, xét nghiệm mỡ trong máu, NT-pro BNP…
Xét nghiệm mỡ trong máu
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam (năm 2010) tất cả những người trên 20 tuổi nên xét nghiệm ít nhất 5 năm/lần các thành phần cơ bản của lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HsDL cholesterol và triglycerides. Các xét nghiệm nên được tiến hành khi đói (cách bữa ăn ít nhất 12 giờ). Kết quả xét nghiệm được thể hiện bằng mg/dL hoặc mmol/l. Bác sĩ có thể khảo sát thêm các thông tin về nguy cơ tim mạch khác như tuổi, giới tính, huyết áp, tình trạng hút thuốc lá… để ước lượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam (năm 2010) tất cả những người trên 20 tuổi nên xét nghiệm ít nhất 5 năm/lần các thành phần cơ bản của lipid máu.
Xét nghiệm CRP
Xét nghiệm CRP (High Sensitivity C- Reactive Protein Test) là phép thử máu quan trọng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim. CRP là một chất phản ứng ở giai đoạn cấp được gan sản xuất và bài tiết vào máu vài giờ sau viêm nhiễm. Mức CRP có thể tăng vọt hàng nghìn lần để phản ứng với hiện tượng viêm nhiễm và biết được chỉ số này giúp theo dõi và quản lý rủi ro bệnh tim, viêm đại tràng, bệnh tự miễn…Người có chỉ số CRP cao và béo bụng (trên 90cm) thì nguy cơ rủi ro mắc bệnh tim cao hơn gấp 4 lần so với những người có mức CRP trung bình. Những người trên 40 tuổi, hoặc có tiền sử mắc bệnh tim, mỡ máu cao, nghiện thuốc lá, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch nên đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Xét nghiệm Fibriniogen
Fibrinogen là một protein rất cần thiết cho sự hình thành cục máu đông. Tuy nhiên fibrinogen quá nhiều có thể dẫn hình thành cục máu đông trong thành động mạch, gây ra các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Trong một số trường hợp xét nghiệm fibrinogen được sử dụng để xác định nguy cơ tổng thể mắc bệnh tim mạch của một người. Mức fibrinogen bình thường là ở giữa 200 và 400 mg/L.
Mức fibrinogen bình thường là ở giữa 200 và 400 mg/L.
Trong một số trường hợp xét nghiệm fibrinogen được sử dụng để xác định nguy cơ tổng thể mắc bệnh tim mạch của một người.
Xét nghiệm Homocysteine
Homocysteine là một acid amin chứa lưu huỳnh, bình thường có mức độ rất nhỏ trong tất cả các tế bào của cơ thể. Sự gia tăng nồng độ homocysteine (>10 mmol/L) trong máu thường làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, vì vậy làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Xét nghiệm Lp(a)
Lp (a) là một lipoprotein tương tự như lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) trong nó có chứa một protein AproB duy nhất kết hợp với cholesterol và chất béo khác. Như LDL, sự hiện diện của nó được coi là một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch. Dựa trên dữ liệu nghiên cứu của hơn 28.000 phụ nữ, một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có mức lipoprotein trên 65 miligrams/dexilit máu và mức LDL trên 120 miligram/dexilit máu sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 80% so với những người khác.
Nhằm phục vụ nhu cầu tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình cung cấp dịch vụ xét nghiệm giúp người bệnh chẩn đoán bệnh chính xác, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.